CẢI TẠO, XÂY DỰNG LẠI CHUNG CƯ CŨ

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng.”
messages.Tiếng Anh messages.Tiếng Việt
"Chuồng cọp" bịt kín nhiều chung cư ở Hà Nội vì tâm lý phòng trộm hơn phòng cháy
18/05/2023

Hiểm họa đến từ những "chuồng cọp” quây kín nhà tại một số khu chung cư, tập thể cũ trên địa bàn thủ đô là dễ nhận thấy. Tuy nhiên, người dân tại đây vẫn đặt nặng tâm lý phòng trộm hơn phòng cháy.

 

Thời gian gần đây, một số tỉnh, thành trong cả nước xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn, không ít vụ việc gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Mới đây nhất, trong 2 ngày 12 - 13.5 xảy ra liên tiếp 2 vụ cháy khiến 7 người tử vong.

 

Tại khu nhà tập thể cũ C5 Giảng Võ, Ba Đình (Hà Nội), không khó để bắt gặp những căn hộ chung cư cũ có lắp đặt “chuồng cọp“.

 

Cụ thể, ngày 13.5, tại ngôi nhà 3 tầng 1 tum trên phố Thành Công (P.Quang Trung, Q.Hà Đông, Hà Nội) xảy ra vụ cháy khiến 4 bà cháu tử vong thương tâm.

Tại Hà Nội, từ nhiều năm nay, việc người dân lắp đặt lồng sắt hay còn gọi là "chuồng cọp" nhằm bảo vệ an ninh không còn xa lạ. Đặc biệt, các khu tập thể, chung cư cũ xuống cấp, những chuồng cọp này lại được người dân lắp đặt từ lâu.

 

Khu vực “chuồng cọp” thường để làm ban công, kho chứa đồ đạc, nơi phơi quần áo, dụng cụ cọ rửa nhà cửa…

 

Theo ghi nhận của PV, ở những khu nhà tập thể cũ trong nội đô Hà Nội tại các phường: Khu tập thể Giảng Võ (quận Ba Đình), Nguyên Hồng (quận Ba Đình), Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy)… xuất hiện nhan nhản "chuồng cọp" do người dân tự chế. Đa số các căn hộ này chỉ có một lối ra là cửa chính.

 

Hệ thống dây điện mắc nối, xếp chồng lên nhau.

 

Những khu vực "chuồng cọp" này được người dân tận dụng làm ban công, kho chất chứa đồ đạc, nơi phơi quần áo, dụng cụ nhà cửa...

Không chỉ vậy, hệ thống dây điện mắc nối, xếp chồng lên nhau chạy dài và rất sát với khu "chuồng cọp" của mỗi hộ dân. Dưới thời tiết nóng bức, việc này sẽ tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ do chập điện.

 

Tại khu nhà A6 Trần Huy Liệu có những chuồng cọp được hàn từ những thanh sắt kín mít, nhà nhà đua nhau lấn ra ngoài tới vài mét.

 

Sau vài lần mất trộm, anh Nguyễn Thanh Sơn (cư dân ở nhà tập thể Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy) quyết định vây kín ban công nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình, phòng chống trộm cắp.

 

Hiện trạng này cũng diễn ra tại tập thể cũ D5E Giảng Võ, Ba Đình.

 

Khu vực anh Sơn sinh sống không có bảo vệ tòa nhà, không có khu vực cổng nên ai cũng có thể tùy tiện ra - vào tòa nhà. "Nếu từng bị mất trộm, mọi người sẽ hiểu tâm lý của người dân như tôi. Việc xây dựng rào sắt trở thành vấn đề cần thiết ở mỗi hộ dân tại đây, không riêng mình tôi" - anh Sơn nói.

Tuy nhiên, anh Sơn cũng lí giải, thời gian gần đây anh cũng bắt đầu quan tâm đến việc phòng, chống cháy nổ tại gia đình. Nhưng việc cải tạo, sửa chữa khu "chuồng cọp" cần nhiều thời gian và chi phí trong khi đó, công việc của anh khá bận. Anh chưa thể lên kế hoạch cho việc cải tạo khu vực này.

 

Trong các căn chung cư cũ, xuống cấp có xây dựng “chuồng cọp” tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ.

 

Ông Đỗ Văn Phong (cư dân ở khu tập thể Trần Huy Liệu, quận Ba Đình) cho rằng, việc người dân xây dựng các khu "chuồng cọp" đã diễn ra từ lâu. Lí do chủ yếu là bởi vì người dân sợ mất trộm, lo lắng mất an ninh trật tự khi họ vắng nhà. Theo ông Phong, người dân thường đặt nặng tâm lí phòng chống trộm cắp, ít quan tâm đến vấn đền phòng chống cháy nổ.

 

Ông Khang (cư dân ở khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ bức xúc về vấn đề xây dựng “chuồng cọp“.

 

Trái lại ông Nguyễn Việt Khang (cư dân ở khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự: “Tôi cũng rất bức xúc về vấn đề xây dựng chuồng cọp, nhìn các hộ dân xung quanh vây kín mít vừa bí bách và thiếu an toàn”.

Theo ông Khang, khi thi công bất cứ công trình nào cũng cần chú trọng đến vấn đề an toàn đầu tiên. Việc xây dựng rào chắn nhà ở để bảo vệ an toàn, tài sản, phòng bất trắc là chính đáng nhưng cần có chỗ thoát hiểm.

 

Minh Hồng

Nguồn:

https://laodong.vn/ban-doc/chuong-cop-bit-kin-nhieu-chung-cu-o-ha-noi-vi-tam-ly-phong-trom-hon-phong-chay-1193846.ldo