CẢI TẠO, XÂY DỰNG LẠI CHUNG CƯ CŨ

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng.”
messages.Tiếng Anh messages.Tiếng Việt
Thực trạng cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội
06/09/2022

Tóm tắt:

Theo thống kê đến năm 2020, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, tất cả các chung cư này đều đã hết niên hạn sử dụng. Trong số đó, có tới 104 chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí, có hàng chục công trình đã xuống cấp ở mức độ D - mức độ nguy hiểm cao nhất đối với công trình nhà ở.

UBND thành phố Hà Nội đã giao các nhà đầu tư triển khai lập ý tưởng quy hoạch cải tạo, xây dựng lại 30 khu chung cư cũ. Đến năm 2021, 19 chung cư cũ đã hoàn thành và đi vào hoạt động, tiếp tục triển khai 14 chung cư trong năm 2022. Thông tin từ kỳ họp HĐND thành phố lần thứ 11, hiện có 19 doanh nghiệp được giao lập quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các chung cư, tập thể cũ trên địa bàn Hà Nội.
Cụ thể, tại văn bản số 5621 của UBND Hà Nội cũng nêu rõ các doanh nghiệp tham gia là Sun Group làm 3 khu tập thể: Khu tập thể Kim Liên với 42 nhà cao từ 2-6 tầng; khu tập thể Thanh Xuân Bắc với 61 nhà cao 5 tầng; khu tập thể Thanh Xuân Nam với 8 nhà cao từ 3-5 tầng.
Tập đoàn FLC với khu tập thể Kim Giang, số lượng 68 nhà cao 2-5 tầng; Tập đoàn T&T với 2 khu thuộc Tập thể Bách Khoa với 29 nhà cao 2-5 tầng và Tập thể Đại học Thủy lợi với 12 nhà cao từ 2-5 tầng; CTCP XNK Tổng hợp Hà Nội (Geleximco); Khu tập thể Khương Thượng với diện tích 14,8 ha, 30 nhà chung cư cao từ 2-5 tầng.
Tập đoàn Vingroup làm 5 khu tập thể: Khu tập thể Ngọc Khánh có 58 nhà cao tầng từ 2-5 tầng; khu tập thể Giảng Võ có 22 nhà cao từ 3-5 tầng; khu tập thể Đường Sắt với 92 nhà cao từ 2-5 tầng; khu tập thể 60 Thổ Quan với 6 nhà cao từ 2-5 tầng; khu tập thể xí nghiệp xây lắp H24 với 10 nhà cao từ 2-5 tầng…
Tập đoàn Hòa Phát cũng ghi tên cải tạo Khu tập thể Tân Mai với diện tích 20 ha, 88 nhà cao từ 2-5 tầng. Hay Vinaconex cũng muốn cải tạo Khu tập thể thuốc lá Thăng Long với 7 nhà cao tầng từ 2-5 tầng...

Nhà nước mong muốn cải thiện chỗ ở cho người dân, tái thiết đô thị, nhưng không đủ nguồn lực. Doanh nghiệp, nhà đầu tư muốn lợi nhuận cao bằng cách tăng mật độ, tầng cao xây dựng, nhưng vướng quy hoạch. Còn người dân muốn có nhà ở mới khang trang, rộng rãi hơn, nhưng không muốn bỏ tiền đầu tư. Việc bảo đảm hài hòa quyền lợi của ba bên rất khó khăn, dẫn đến các dự án cải tạo CCC nhiều năm qua “giậm chân tại chỗ”. 

 

 
   

Xem bài viết tại đây.

 

Tác giả:

TS.Tạ Quỳnh Hoa, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội